Cửu Long Thành Trại – Mê cung u tối bên lề pháp luật ở Hongkong

Cửu Long Thành Trại – Thành phố Bóng tối có thật sự là cơn ác mộng của chính quyền Hongkong?

Hầu hết du khách đến HongKong trong những năm 1970 hoặc 1980 đều có thể nhìn thấy Cửu Long Thành Trại – Kowloon Walled City từ trên không khi họ đang ngồi trên máy bay và chuẩn bị đáp xuống sân bay Kai Tak.

Nếu trông thấy từ xa, Cửu Long Thành Trại có vẻ quá đông đúc và lộn xộn như phần lớn HongKong, nhưng khi nhìn từ trên cao, nó nổi bật hẳn lên như một hòn đảo ngột ngạt của sự hỗn loạn bởi việc xây dựng dày đặc.

cuu-long-thanh-trai

Bên ngoài Cửu Long Thành Trại

Cửu Long Thành Trại

Những không gian ít ỏi có ánh nắng tự nhiên chiếu đến

Cửu Long Thành Trại là gì?

Tất cả ý dưới đều mô tả đúng về Cửu Long Thành Trại:

  • Một khu ổ chuột chật chội nhếch nhác, ánh sáng không thể chiếu vào, nơi trú ẩn của những người nhập cư bất hợp pháp luôn mơ ước được đổi đời
  • Một xã hội tự trị thu nhỏ của các băng đảng xã hội đen hắc ám nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền Hongkong với đủ thành phần từ mại dâm, ma túy, bảo kê…
  • Một chung cư khổng lồ có tất cả mọi thứ từ công xưởng sản xuất cá viên viên, thịt heo quay, mỳ sợi, thùng giấy, banh đánh gôn cho đến trường học, tiệm uốn tóc, kỹ viện – vâng bạn không nghe lầm đâu, câu lạc bộ thoát y, rạp chiếu phim khiêu dâm…

Toàn cảnh Cửu Long Thành Trại từ trên cao

Kowloon Walled City hay còn gọi là Hak Nam – Thành Phố Bóng Tối nổi tiếng được biết đến như một khu ổ chuột khổng lồ nằm ngoài pháp luật do các băng đảng điều hành ở HongKong.

Điều này đã khiến hầu hết khách du lịch tránh xa, nhưng đối với người dân địa phương và những người gan dạ ưa mạo hiểm sống ở HongKong, họ sẽ thấy Cửu Long Thành Trại là một khu đô thị ở thế giới khác luôn nhộn nhịp với cuộc sống.

Hình dung về Cửu Long Thành Trại

Hãy tưởng tượng bạn đang đứng ở một khu tổ hợp như sau:

  • Các tòa nhà cao 10-14 tầng với kích thước và kiến trúc khác nhau được xây dựng chen chúc trên vùng đất rộng 6,5 mẫu Anh, tương đương 26.305m2
  • Nó là nơi ở của 33.000 người. Không gian sống của 1 người chưa đến 1 mét vuông
  • Toàn bộ khu tổ hợp chỉ có 2 vòi nước sinh hoạt
cuu-long-thanh-trai

Ở giữa là khu vực nhà sinh hoạt chung và ngôi chùa duy nhất của Cửu Long Thành Trại.

Bởi vì các căn hộ quá nhỏ – một căn điển hình là 23m2 nên không gian sống được tối đa hóa với các tầng trên được xây rộng hơn, ban công được lắp đặt thêm lồng sắt và các gác lửng được dựng thêm trên tầng mái.

Các mái nhà trong thành phố gắn đầy ăng-ten tivi, dây phơi quần áo, bể nước và rác. Những người sinh sống trong Cửu Long Thành Trại có thể vượt từ toàn nhà này qua toàn nhà khác qua bằng một loạt các cây thang leo được bắc giữa hai bên.

cuu-long-thanh-trai

Sân thượng ngập rác là chỗ chơi của trẻ em

Ngay trung tâm Cửu Long Thành Trại là một cơ sở xã hội có điện tích tương đối lớn. Nó là nơi để người dân nói chuyện, uống trà hoặc xem tivi và tham gia các lớp học như thư pháp. Ở đây cũng tổ chức các cuộc hội họp tôn giáo cho những người theo đạo Thiên chúa và những tín đồ khác. Các cơ sở tôn giáo khác bao gồm các đền thờ Fuk Tak và Thiên Hậu.

Cấu trúc không đồng nhất của thành phố bóng tối Cửu Long Thành Trại

Nhiều khối tháp cao và hẹp của thành phố được xếp khít vào nhau — chặt chẽ đến mức khiến toàn bộ nơi này giống như một cấu trúc đồ sộ.

Hầu như các tòa nhà cũng như các công trình phụ trong Cửu Long Thành Trại đều không có sự đồng nhất về hình dạng, chiều cao hoặc vật liệu xây dựng. Ban công từ nhiều chất liệu lượm nhặt nằm chênh vênh trên những ngôi nhà phụ bằng gạch và những bức tường bê tông.

cuu-long-thanh-trai

Những ban công được cơi nới diện tích sinh hoạt

Hệ thống dây điện và dây cáp phủ khắp mọi bề mặt: chạy dọc từ mặt đất hoặc trải dài theo chiều ngang trên những con hẻm. Vô số các cuộn dây thừng tối màu chạy dọc theo đường đi gần như gắn kết các tòa nhà với nhau. Khi bước vào Cửu Long Thành Trại, bạn sẽ phải chấp nhận với việc bỏ lại ánh sáng ban ngày phía sau. Có hàng trăm con hẻm, hầu hết chỉ rộng chưa đến 1m.

Do sự chật chội, ở Cửu Long Thành Trại không có không khí trong lành để cư dân có thể hít thở bình thường. Nhiều căn nhà ở nơi đây không có cửa sổ, con người phải sống chung với bụi và rác thải xung quanh.

cuu-long-thanh-trai

Những lối đi chật chội, bẩn thỉu và ẩm ướt bên trong Cửu Long Thành Trại

Cửu Long Thành Trại

Đường đi nhỏ hẹp và tối tăm

Một số tuyến đường được cắt bên dưới các tòa nhà, trong khi các đường hầm khác được hình thành do sự tích tụ của rác thải ném ra ngoài cửa sổ và mắc vào lưới thép giăng giữa các khối tháp. Cửu Long Thành Trại nhanh chóng trở thành thành phố rác với vô số chất thải được chất đống thành núi, trên mặt đất thì luôn có nước thải chảy âm ỉ.

cuu-long-thanh-trai

Những lối đi như mê cung u tối bên trong Kowloon Walled City

Hàng nghìn ống nước bằng kim loại và nhựa chạy dọc các bức tường và trần nhà, hầu hết đều bị rò rỉ và ăn mòn. Để bảo vệ đầu mình tránh khỏi những giọt nước không ngừng rơi xuống các ngõ hẻm, cư dân trong Cửu Long Thành Trại luôn đội thêm một chiếc mũ. Nó cũng là tiêu chuẩn của những người đưa thư trong khu mê cung này. Nhiều cư dân khác chọn sử dụng ô dù để che chắn.

Đến năm 1987, hơn 30.000 cư dân chỉ lấy được nước sinh hoạt từ 8 vòi công cộng, trong số đó chỉ có 1 vòi ở trong Cửu Long Thành Trại, 7 vòi còn lại nằm ở khu vực lân cận. Không chỉ nước, điện cũng là một vấn đề nan giải ở đây. Trước năm 1977, Cửu Long Thành Trại lâm vào cảnh thiếu điện trầm trọng.

cuu-long-thanh-trai
Hình ảnh: Internet

Chỉ có hai thang máy trong toàn thành phố Cửu Long Thành Trại. Dưới chân một số tòa nhà cao tầng, hộp thư chung và cá nhân được đóng đinh vào tường. Nhưng thường thì người đưa thư vẫn phải leo lên các tầng và đi qua các tòa nhà vì đó là sự lựa chọn duy nhất.

Đôi khi những bưu tá thường leo lên đến tầng cao nhất và nhảy lên mái nhà. Những con đường được ghép bằng sắt và những chiếc thang kim loại rỉ sét sẽ giúp họ di chuyển nhanh chóng từ tòa nhà này sang tòa nhà khác trong Cửu Long Thành Trại.

Điều kiện sống tăm tối ở Cửu Long Thành Trại

Khi các tòa nhà cao tầng hiện đại mọc lên ở Hồng Kông, những người xây dựng Kowloon đã sao chép những gì họ thấy, dựng lên các khối tháp chỉ có ở Cửu Long Thành Trại. Các cột mỏng, được thiết lập trên nền móng thường bao gồm các lớp bê tông mỏng đổ vào các rãnh nông, bắt đầu kéo cao lên trời. 

Không cần xin phép quy hoạch, các công trình kiến ​​trúc đã bùng nổ với tốc độ đáng kinh ngạc. Tình trạng sụt lún và lún xảy ra phổ biến. Vì các tòa nhà cao tầng thường dựa vào nhau nên cư dân ở Cửu Long Thành Trại gọi chúng là tòa nhà “tình nhân”.

Cư dân kiếm tiền và sinh sống như thế nào?

Các công dân của Kowloon Walled City đã thể hiện một khả năng thay đổi và thích ứng phi thường. Ranh giới trong thế giới của họ bị ràng buộc chặt chẽ, tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều người tiếp tục vào thành phố, kiến ​​trúc của họ đã phải thay đổi và đáp ứng được với  nhu cầu. 

Khi các khối nhà bắt đầu hợp nhất với nhau, thành phố trở thành một khối vững chắc với hàng nghìn căn phòng riêng lẻ được thiết kế để đáp ứng mọi yêu cầu của một thành phố:

Sống, làm việc, học tập, sản xuất, thương mại, buôn bán và giải trí. 

cuu-long-thanh-trai
Cửa tiệm làm tóc – Hình ảnh: Internet
cuu-long-thanh-trai
Căn hộ phổ biến tại Cửu Long Thành Trại – Hình ảnh: Internet
Cửu Long Thành Trại
Cửu Long Thành Trại

Càng ngày, cư dân càng bị phong tỏa khỏi thế giới bên ngoài. Ánh sáng không thể xuyên qua những con đường hẹp dẫn giữa các tòa nhà cao tầng. Trong Cửu Long Thành Trại, tồn tại những con hẻm vắng vẻ và yên tĩnh cũng như cả các đoạn đường đông đúc nhộn nhịp.

Ở đây có hàng trăm nhà máy sản xuất mọi thứ từ bóng cá đến bóng đánh gôn, dây chuyền sản xuất được điều hành chỉ với một gia đình có vài thành viên. Các điều kiện sản xuất vô cùng tồi tệ và kinh khủng nhưng lại đem đến năng suất và lợi nhuận đáng chú ý. 

cuu-long-thanh-trai
Một khu vực chế biến thịt gia cầm – Hình ảnh: Internet
cuu-long-thanh-trai
Một cơ sở sản xuất thực phẩm khác – Hình ảnh: Internet
Cửu Long Thành Trại
Cửu Long Thành Trại

Hàng hóa sản xuất tại Cửu Long Thành Trại đã được xuất khẩu khắp Hồng Kông, Trung Quốc, và thậm chí, trong một số trường hợp, sản phẩm đã được đưa ra thế giới để tiêu thụ. 

Sản xuất nhựa và dệt may là một ngành đặc trưng tại đây, cũng giống như sản xuất thực phẩm. Khi những cư dân giàu có của Hồng Kông đang vui vẻ thưởng thức bánh bao và cá viên phục vụ trong nhà hàng, họ sẽ không bao giờ ngờ được những loại thực phẩm đang cho vào miệng này được sản xuất ngay tại Cửu Long Thành Trại.

Toàn bộ hành lang được phủ một lớp bột mì mịn dùng để làm mì từ những cơ sở nhỏ hẹp gần đó. Mùi hôi thối, hóa chất tràn ngập khắp các con đường dọc các căn hộ mini sản xuất kim loại và nhựa.

cuu-long-thanh-trai
Sản xuất đồ dùng trong căn phòng chật hẹp – Hình ảnh: Internet
cuu-long-thanh-trai
Cơ sở sản xuất cá viên – Hình ảnh: Internet

Các bác sĩ và nha sĩ không có hoặc đã bị tước mất giấy phép hành nghề tụ tập lại với nhau, treo biển hiệu điện tử trong khuôn viên của họ để quảng cáo dịch vụ nha khoa của họ. Nhiều bệnh nhân đến từ ngoại thành, vui vẻ trả món phí dịch vụ rẻ tiền và không thắc mắc gì.

cuu-long-thanh-trai
Hình ảnh: Internet
cuu-long-thanh-trai
Hình ảnh: Internet

Các cửa hàng và quầy hàng ăn uống nằm dọc theo đường “Big Well”, đường “Bright” và đường “Dragon City”. Đối với những người ưa mạo hiểm với món ăn bị cấm tại Hongkong thì họ có thể đến đây để thưởng thức thịt chó và thịt rắn, nó chính là đặc sản của thành phố.

Mại dâm, ma túy và cờ bạc không kiểm soát trong Cửu Long Thành Trại

Tiến sâu hơn vào những hành lang dài, bạn sẽ nhìn thấy những căn phòng đầy khói. Tiếng lách cách không ngừng của gạch mạt chược vang vọng dọc theo các bức tường.

Các tiệm đánh bạc xếp dọc theo các câu lạc bộ thoát y và rạp chiếu phim khiêu dâm. Gái mại dâm – bao gồm cả trẻ em – gạ gẫm đàn ông trong bóng tối, dẫn khách hàng đến các nhà thổ ở phía sau.

Và khắp nơi đều có những con người đang phê thuốc nằm vật vạ trong bóng tối. Tại Kwong Ming Street – được gọi là “Trạm điện” – các quầy hàng bằng gỗ bán ma túy giá rẻ. Những người nghiện cúi xuống hít khói heroin qua các ống được giữ trên giấy thiếc được nung nóng.

Những căn phòng trần trụi, được gọi với cái tên hấp dẫn là “Diva” đầy ắp những người đàn ông và phụ nữ nằm sấp, tất cả đều chìm trong mùi thuốc phiện. Nhiều con chuột của thành phố cũng là những con nghiện, và có thể nhìn thấy chúng đang quằn quại trong đau đớn ở những góc tối vì bị bắn trúng.

Năm 1952, theo một báo cáo của cảnh sát Hong Kong cho thấy, tại Cửu Long Thành Trại có 154 tụ điểm mua bán ma túy, 11 ổ chứa mại dâm, 7 sòng bạc và 13 cửa hàng bán thịt chó.

Mê cung u tối nằm ngoài pháp luật

Không có luật nào để nói về Cửu Long Thành Trại. Đây là một xã hội vô chính phủ, tự điều chỉnh và tự quyết định. Đó là một thuộc địa trong một thuộc địa, một thành phố trong một thành phố, một khối lãnh thổ nhỏ bé đã từng bị tranh chấp và bị bỏ rơi.

Chẳng có gì ngạc nhiên khi hoạt động tội phạm lại nở rộ tại đây. Năm băng đảng của Hội Tam Hoàng đã đến và chiếm giữ nó làm nơi cư trú:

King Yee, Sun Yee On, 14K, Wo Shing Wo và Tai Ho Choi 

Tình trạng ở ngoài pháp luật của Cửu Long Thành Trại khiến nó trở thành nơi hoàn hảo để sản xuất, mua bán và sử dụng các loại ma túy như thuốc phiện và heroin. Thành phố được thành lập để buôn bán thuốc phiện đã trở thành tâm điểm của mọi hoạt động buôn bán ma tuý của Hồng Kông.

Tội phạm có tổ chức có thể đã thống trị phần lớn Cửu Long Thành Trại. Các doanh nhân, bị thu hút bởi giá thuê quá hời do các chủ nhà tư nhân đưa ra, đã nhìn thấy một cơ hội duy nhất, đó chính là bất động sản cho thuê

Vậy Cửu Long Thành Trại đã hình thành như thế nào?

Sau cuộc Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất từ năm 1839 đến năm 1842, chính phủ Trung Quốc mới thành lập đang cố gắng ngăn cản Công ty Đông Ấn nhập khẩu ma tuý vào đất nước mình một cách bất chấp.

Do yếu thế, Trung Quốc đã ký hiệp ước nhượng một phần lãnh thổ của mình cho Vương quốc Anh.

Đó chính là Hồng Kông, một vùng núi gần như hoang vắng và hòn đảo với bến cảng nước sâu có mái che ở lối vào sông Canton, đối diện với bán đảo Cửu Long

cuu-long-thanh-trai
Kowloon 1898

Sự tranh chấp giữa người Anh và người Trung Quốc

Năm 1843, người Trung Quốc bắt đầu xây dựng một pháo đài ở Bán đảo Cửu Long, có văn phòng cho Quan Thượng thư (quan chức chính phủ) và doanh trại cho 150 binh lính, được bao quanh bởi một bức tường dài gần 214m và rộng 122m.

Được gọi là Cửu Long Thành Trại, tức là thành phố có tường bao quanh Cửu Long, nó được xem như là nơi đóng quân của chính quyền Trung Quốc, gần thuộc địa mới của Anh. Năm 1860, tranh chấp về thương mại đã làm bùng lên cuộc Chiến tranh nha phiến lần thứ hai. Các lực lượng của Anh và Pháp tiếp tục tàn phá Trung Quốc, và một hiệp ước mới đã trao toàn bộ Bán đảo Cửu Long cho Anh.

Trong 30 năm tiếp theo, chính quyền Anh đã cố gắng đàm phán để kiểm soát thành phố, nhưng người Trung Quốc vẫn kiên quyết không lùi bước. Ngay cả khi có một hiệp ước mới vào năm 1898, trao Hồng Kông, Kowloon và các vùng lãnh thổ khác ở Canton cho Anh trong 99 năm, Cửu Long Thành Trại vẫn thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc.

Một năm sau, vào tháng 5 năm 1899, có tin đồn rằng binh lính Trung Quốc lại tập trung đông đảo ở Cửu Long Thành Trại, vì vậy người Anh đã cho lính chiến đấu vượt biên nhằm chống trả. Họ  nghĩ rằng sẽ có một trận chiến xảy ra, nhưng khi đến nơi, binh lính chỉ tìm thấy những người Trung Quốc đang cư ngụ bất hợp pháp tại đây.

Chỉ huy người Anh đã giận dữ bỏ về và quân Anh chiếm lấy Cửu Long Thành Trại, mặc dù phía Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ yêu sách của họ.

Sau đó, những nhà truyền giáo chuyển đến và xây dựng nhà thờ, trường học, những người chăn nuôi lợn từ những ngọn đồi xung quanh cũng tiến vào và chiếm lấy những mảnh đất bên trong các bức tường của Cửu Long Thành Trại. Hầu như không có sự kiểm soát hành chính, và thành phố trở thành một khu ổ chuột.

cuu-long-thanh-trai
Hình ảnh: Internet

Tuy nhiên, bất cứ khi nào chính quyền Hồng Kông cố gắng giải tỏa để biến nó thành một công viên, đuổi người dân ra khỏi đó thì chính phủ Trung Quốc luôn can thiệp vào. Rốt cuộc, mảnh đất hình chữ nhật nhỏ bé này vẫn chính thức là lãnh thổ của Trung Quốc

Tình hình vẫn chưa được giải quyết cho đến khi Thế chiến thứ hai bùng nổ. Các lực lượng Nhật Bản đã chiếm bán đảo Cửu Long và phá bỏ các bức tường của thành phố để xây dựng một đường băng mới cho sân bay Kai Tak gần đó.

Trở thành nam châm thu hút người nhập cư

Do hậu quả của chiến tranh, những người tị nạn tràn về phía nam Bán đảo Cửu Long. Dấu vết duy nhất của Cửu Long Thành Trại là cái thành vô chủ bên ngoài một ngôi nhà có kiến trúc Trung Hoa cũ kỹ. Tuy nhiên, những người nhập cư gần như bị hút theo bản năng đối với mặt đất hình chữ nhật thô ráp này. Có lẽ đó là Phong thủy.

Cửu Long Thành Trại ban đầu được bố trí theo các nguyên tắc cổ xưa của triết học Trung Quốc:

Quay mặt về phía nam và nhìn ra mặt nước, với các ngọn đồi và núi ở phía bắc.

Người ta nói rằng sự liên kết lý tưởng này đã mang lại sự hài hòa cho mọi công dân. Những người tị nạn trong hoàn cảnh tuyệt vọng, họ có thể đã tin rằng Kowloon – Cửu Long sẽ là một nơi mang đến may mắn và thịnh vượng cho họ.

cuu-long-thanh-trai
Những năm đầu 1970s – Hình ảnh: Internet

Đến năm 1947, đã có hơn 2.000 người sinh sống trái phép ở Kowloon Walled City trong những túp lều xiêu vẹo. Không ai muốn bước ra bên ngoài biên giới để trở thành những người ở bên trái chiến tuyến, không được bảo vệ bởi chính phủ Trung Quốc.

Mọi người liên tục đến, và Cửu Long Thành Trại ngày càng trở nên đông đúc và quá tồi tàn.
Kinh hoàng trước các điều kiện, chính quyền Hồng Kông đã lên kế hoạch giải tỏa những người tị nạn.

Vào ngày 5 tháng 1 năm 1948, Sở Công chính, với sự hiện diện đông đảo của nhiều cảnh sát, đã dỡ bỏ những người sinh sống trái phép và phá bỏ tất cả các khu nhà ổ chuột.

cuu-long-thanh-trai
Những lối đi bên trong thành phố bóng tối – Hình ảnh: Internet

Tuy nhiên, trong vòng một tuần, những người chiếm đóng đã quay trở lại để xây dựng lại lán của họ. Khi cảnh sát cố gắng can thiệp, một cuộc bạo động đã nổ ra. Tin tức về những xáo trộn lan rộng khắp Trung Quốc, và tình trạng của những “cư dân” ở Kowloon đã trở thành một nguyên nhân chính.

Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng, chính phủ Hồng Kông đã nhượng bộ. Chương trình giải tán cũng như trục xuất người cư trú trái phép bị tạm dừng, và cảnh sát đã rút lui.

Từ một trại tị nạn tạm thời, Cửu Long Thành Trại giờ đây bắt đầu phát triển thành một quần thể bền chắc hơn. Một thành phố mới đã được thành lập trên những tàn tích của cũ.

Quyết tâm phá bỏ khu ổ chuột kém vệ sinh đầy rẫy tệ nạn

Vào lúc 9 giờ 20 phút sáng ngày 14 tháng 1 năm 1987, 400 quan chức của chính phủ Hồng Kông đã dựng hàng rào xung quanh 83 con đường và ngõ hẻm dẫn vào và ra khỏi Cửu Long Thành Trại. Sau đó, họ vào thành phố với nhiệm vụ liên lạc và khảo sát từng người dân.

Sáng sớm hôm đó, người ta đã thông báo rằng thành phố sẽ được giải tỏa và tái phát triển thành một công viên công cộng, đúng như dự định của Chính phủ Hồng Kông hơn nửa thế kỷ trước. Ngoại trừ lần này không có sự kháng cự nào từ phía Trung Quốc.

cuu-long-thanh-trai
Một lối vào Cửu Long Thành Trại – Hình ảnh: Internet

Hai năm trước đó, vào ngày 19 tháng 12 năm 1984, chính phủ Trung Quốc và Anh đã ký một tuyên bố chung chuyển giao chủ quyền của Hồng Kông trở lại Trung Quốc vào ngày 1 tháng 7 năm 1997.

Kế hoạch giải tỏa và phá dỡ được giữ bí mật. Bồi thường là một vấn đề quan trọng của quá trình trục xuất.. Trong sáu tháng, chính phủ Hongkong đã giám sát Kowloon để thu thập dữ liệu chính xác về số lượng dân cư.

Gói bồi thường cho người dân và chủ doanh nghiệp trị giá đến 2,76 tỷ USD. Trung bình, cư dân nhận được khoảng $ 380,000 cho căn hộ của họ. Các cuộc đàm phán diễn ra trong nhiều năm, và đến tháng 11 năm 1991, chỉ còn 457 hộ gia đình đồng ý các điều khoản. Vào thời điểm đó, hầu hết trong số 33.000 cư dân đã chuyển đi.

Tuy nhiên, một số đã bám trụ đến cùng, và vào ngày 2 tháng 7 năm 1992, cảnh sát chống bạo động ập vào thành phố và bắt những cư dân cuối cùng còn lại. Một hàng rào dây cao được dựng lên để bao quanh toàn bộ địa điểm

Vào ngày 23 tháng 3 năm 1993, một quả bóng của máy phá hủy đã đập vào mặt của một tòa tháp tám tầng ở rìa Cửu Long Thành Trại. Tuy nhiên, đây là một hành động mang tính nghi lễ. Công việc phá hủy Kowloon chính thức sẽ bắt đầu vài tuần sau đó.

Trong suốt một năm tiếp theo, khu di tích bắt đầu được chuyển đổi nhanh chóng thành một công viên cảnh quan, mô phỏng theo khu vườn Giang Nam nổi tiếng vào thế kỷ 17 do nhà Thanh xây dựng.

Những con đường chạy qua những khu vườn mới này được đặt tên theo những con phố và tòa nhà của khu ổ chuột đã bị phá bỏ. Công viên Thành phố Kowloon Walled được chính thức khai trương vào ngày 22 tháng 12 năm 1995, bởi Thống đốc Hồng Kông người Anh, Chris Patten.

cuu-long-thanh-trai
Công viên hiện nay tại Cửu Long Thành Trại – Hình ảnh: Internet

Như vậy là đã mất khoảng sáu thập kỷ, nhưng cuối cùng Cửu Long Thành Trại đã được chuyển đổi thành công viên ​​vào năm 1934 với các gian hàng tre rộng sáu mẫu rưỡi, hồ nước tươi mát và cây xanh rực rỡ. Hy vọng bài viết trên, DYDAA đã mang lại cho bạn một câu chuyện sống động về Cửu Long Thành Trại, một nơi có lẽ không ai có thể tưởng tượng được từng tồn tại trên đời.

spot_img

Must Read

Bài đọc nhiều

Bài mới nhất

Menu