Con đường Tơ Lụa và những bí mật hơn 1500 năm Đông Tây gặp gỡ

Ngày nay, nhiều tòa nhà cổ và di tích lịch sử vẫn còn đứng vững, đánh dấu sự tồn tại của Con Đường Tơ Lụa qua khắp các thành phố trải dài từ châu Á sang châu Âu. Tuy nhiên, di sản lâu đời của mạng lưới các tuyến đường này chính là giá trị về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục và tôn giáo. Hãy cùng DYDAA tìm hiểu về một trong những tuyến đường có những hành trình vĩ đại nhất thế giới này nhé!

Thời kỳ rực rỡ của Con Đường Tơ Lụa

Con Đường Tơ Lụa là gì?

Con đường Tơ Lụa, tiếng Anh là Silk Road – là một con đường thông thương huyết mạch từ châu Á quan châu Âu ở thế kỷ thứ hai trước Công nguyên cho đến giữa thế kỷ 15.

Các con số kỷ lục của Con Đường Tơ Lụa sẽ gây choáng ngợp với bất kỳ ai khi nhìn thấy:

  • Con người đã sử dụng tuyến đường này trong suốt hơn 1.500 năm để di chuyển giữa phương Đông và phương Tây
  • Con Đường Tơ Lụa đi qua hơn 40 quốc gia, nó có chiều dài là 6,437 kilometers
  • Con Đường Tơ Lụa đi qua sa mạc Gobi diện tích 1,295,000 km² với nhiệt độ dao động trong khoảng -15°C đến -30°C vào mùa đông và từ +25°C đến +38°C vào mùa hè.
  • Nó cũng đi qua dãy núi Pamir cao thứ hai trên thế giới, cách mực nước biển 7,649 m, nối liền các dãy núi Thiên Sơn, Côn Lôn, Hindi Kush và Karakoram ở vùng Trung Á.
  • Phương tiện vận chuyển chính là lạc đà và ngựa.
  • Lụa tơ tằm là mặt hàng trọng yếu trên tuyến đường này, cái tên Con Đường Tơ Lụa cũng từ đó mà ra.
con-duong-to-lua
Hình ảnh: Canva

Trải dài hơn 6.400 km, Con Đường Tơ Lụa đóng một vai trò trung tâm trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương tác kinh tế, văn hóa, chính trị và tôn giáo giữa phương Đông và phương Tây.

Các loại hàng hóa thường được giao thương trên Con Đường Tơ Lụa

Trước tiên hãy cùng tìm hiểu tại sao lại gọi là Con Đường Tơ Lụa bạn nhé!

Yếu tố chính:

  • Lụa là mặt hàng buôn bán có giá trị nhất của Trung Quốc bởi vì lúc đầu, người Trung Quốc là những người duy nhất biết cách làm ra nó. 

Lụa là những sợi tơ được lấy ra từ kén tằm. Quá trình nuôi tằm và lấy sợi được người Trung Quốc giữ kín như là bí mật quốc gia. Nếu người nuôi tằm cho người ngoại lai quá trình này, họ sẽ bị kết án tử hình. 

con-duong-to-lua
Hình ảnh: Canva

Tất nhiên, không có gì có thể giữ bí mật trên đời nếu như có hơn 2 người biết, cuối cùng thì cũng có người tiết lộ bí mật của việc nuôi tằm, nhưng đó là chuyện rất lâu sau này.

Khi người La Mã biết về tơ lụa Trung Quốc, họ rất hăng hái tỏ rõ ý đồ muốn giao thương với Trung Quốc. Để đổi lấy lụa tơ tằm, họ đã tặng đồ thủy tinh cho người Trung Quốc. Vì người Trung Quốc chưa biết cách làm ra vật liệu này nên họ cũng háo hức nhận đồ thủy tinh như La Mã cũng háo hức có lụa. 

Tóm lại, việc mở Con Đường Tơ Lụa đã tạo ra mối quan hệ bền chặt của Trung Quốc với các quốc gia khác. Nó cũng cho phép các quốc gia khác trao đổi tài nguyên của họ để lấy những tài nguyên mà họ không thể có.

Hàng hóa vận chuyển từ Đông sang Tây bao gồm:

Lụa – Trà – Thuốc nhuộm – Ngọc bích – Đồ gốm (đĩa, bát, cốc, lọ) – Đồ sứ – Gia vị (tiêu, quế, gừng…) – Đồ tạo tác bằng đồng và vàng – Dược phẩm – Tinh dầu – Ngà voi – Giấy – Thuốc súng

Từ Tây sang Đông bao gồm các mặt hàng sau:

Ngựa – Chó và các loài động vật khác – Lông và da động vật – Mật ong – Trái cây – Đồ thủy tinh – Chăn len, thảm, thảm – Hàng dệt (chẳng hạn như rèm cửa) – Vàng và bạc – Lạc đà – Nô lệ – Vũ khí và áo giáp

con-duong-to-lua
Sa mạc Gobi – Hình ảnh: Canva

Tơ tằm

Hay còn gọi là lụa tơ tằm, được phát minh đầu tiên ở Trung Quốc vào khoảng năm 3.000 trước Công nguyên. Lụa là mặt hàng buôn bán lý tưởng cho các đoàn thương nhân và quà tặng giá trị cao của đoàn ngoại giao.

Vì Con Đường Tơ Lụa là một con đường trắc trở và nguy hiểm nên khả năng chuyên chở của thường rất hạn chế, vì vậy các nhà buôn luôn mang theo bất cứ thứ gì có giá trị nhất nhưng cũng phải nhẹ cân nhất.

Lụa không chỉ phù hợp mà còn hơn thế, nó đáp ứng chính xác với những yêu cầu trên: 

  • Giá trị cao
  • Trọng lượng thấp
  • Cực kỳ linh hoạt trong việc đóng gói và sắp xếp hàng hóa vì nó mềm và rủ, có thể nhét vào bất cái túi hoặc chiếc hộp nào.

Giới thượng lưu La Mã đánh giá cao lụa tơ tằm Trung Quốc như một loại vải dệt mỏng manh và sang trọng.

Nhưng lụa không chỉ được dùng chỉ để làm quần áo:

  • Trong các nền tôn giáo, ví dụ như Phật giáo, lụa đã được dùng để làm các biểu ngữ trong nghi lễ hoặc được sử dụng như một tấm vải nền của các bức tranh. 
  • Trong khu định cư Turfan trên Con Đường Tơ Lụa ở miền Đông Trung Quốc, lụa được sử dụng làm tiền tệ. 
  • Vào thời nhà Đường (618 đến 907 sau Công nguyên), lụa được dùng thể thu thuế thay vì tiền.

Đọc thêm >>>

Ngựa

Vào khoảng năm 3700 trước Công nguyên, ngựa đã được thuần hóa đầu tiên ở các thảo nguyên khu vực Trung Á. 

Khi các bộ lạc du mục săn bắn và đánh phá khắp các vùng lãnh thổ rộng lớn giáp Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư và Địa Trung Hải, họ đã sử dụng ngựa.

Việc trao đổi tơ lụa lấy ngựa là một trong những hoạt động trao đổi quan trọng và lâu dài nhất trên Con Đường Tơ Lụa.

Các thương nhân và quan chức Trung Quốc trao đổi những dải lụa tơ tằm để lấy những con ngựa thuần chủng từ thảo nguyên Mông Cổ và cao nguyên Tây Tạng. Đổi lại, giới tinh hoa của các bộ tộc du mục đánh giá cao tơ lụa vì địa vị mà nó mang lại.

Lăng mộ nổi tiếng của hoàng đế Trung Hoa Tần Thủy Hoàng (259–210 TCN) không chỉ chứa 8.000 chiến binh đất nung mà còn có những bức tượng sống động như thật của 520 con ngựa chiến và 150 con ngựa kỵ binh. Nó chứng minh cho việc ngựa có giá trị rất cao vào thời điểm đó.

Xem thêm >>>

Giấy

Giấy, được phát minh ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, đã bắt đầu lan rộng khắp châu Á trên Con Đường Tơ Lụa nhờ vào việc truyền bá Phật giáo. Năm 751, tờ giấy thế giới Hồi giáo biết đến khi các lực lượng Ả Rập xung đột với nhà Đường trong trận Talas. 

Caliph Harun al-Rashid đã xây dựng một nhà xưởng sản xuất giấy ở Baghdad để phổ biến nghề làm giấy đến Ai Cập, Bắc Phi. Vào thế kỷ 12 và 13, Tây Ban Nha chính là nơi cuối cùng trong bản đồ có sự hiện diện của giấy ở châu Âu. 

Trên Con Đường Tơ Lụa, các thương nhân phải mang theo giấy tờ làm hộ chiếu để băng qua các vùng đất du mục hoặc qua đêm tại một nơi lưu trú hoặc ốc đảo của Con Đường Tơ Lụa. 

Nhưng chức năng quan trọng nhất của giấy dọc theo Con Đường Tơ Lụa, đó là:

Nó được đóng thành các tài liệu và các cuốn sách truyền tải những hệ thống tư tưởng hoàn toàn mới, đặc biệt là tôn giáo.

Không phải ngẫu nhiên mà Phật giáo truyền đến Trung Quốc cùng thời điểm mà giấy trở nên phổ biến trong khu vực phía Đông. 

Một trong những ý nghĩa quan trọng của Con Đường Tơ Lụa là vai trò như một kênh truyền bá những ý tưởng và sự tương tác văn hóa khác nhau, và phần lớn trong số đó dựa vào giấy.

Gia vị

Đinh hương, gừng, nghệ, nhục đậu khấu, nhũ hương, tiêu đen, quế và nghệ tây là mặt hàng thương mại mà nhà buôn nào cũng thèm muốn.

Trên khắp Con Đường Tơ Lụa, các loại gia vị được sử dụng nhiều trong nấu ăn, cũng như trong các nghi lễ tôn giáo và để làm thuốc.

con-duong-to-lua
Các loại gia vị – Hình ảnh: Canva

Và không giống như lụa, thứ có thể được sản xuất ở bất cứ nơi nào, nhiều loại gia vị có nguồn gốc từ những giống thực vật chỉ sinh trưởng trong các môi trường cụ thể.

Điều đó nói lên gia vị có nguồn gốc rõ ràng hơn một số mặt hàng xa xỉ khác, giá trị của chúng cũng tăng cao hơn trên Con Đường Tơ Lụa.

Đọc thêm >>>

Ngọc bích

Hàng thiên niên kỷ trước khi có Con Đường Tơ Lụa, Trung Quốc đã giao thương với các nước láng giềng phương Tây vì một thứ quan trọng: Ngọc bích.

Khi nguồn ngọc bích, loại đá quý kết tinh màu xanh lục, bắt đầu cạn kiệt vào thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên, Trung Quốc đã nhanh chóng thiết lập quan hệ thương mại với các nước láng giềng phương Tây như Vương quốc Khotan cổ đại của Iran, nơi có những con sông chứa đầy những khối ngọc bích nephrite, loại ngọc bích tốt nhất để chạm khắc các bức tượng tinh xảo và đồ trang sức. 

Ngọc bích ở Trung Quốc được dùng nhiều trong việc làm quà tặng cho những sự kiện quan trọng, vì thế nhu cầu về ngọc bích ở đây là rất lớn.

Việc buôn bán ngọc bích sang Trung Quốc phát triển mạnh mẽ trong suốt thời kỳ Con Đường Tơ Lụa, cũng như việc buôn bán các loại đá quý bán quý khác.

Giao thoa văn hóa Đông Tây 

Con Đường Tơ Lụa không chỉ thúc đẩy trao đổi hàng hóa mà còn mang đến sự giao thoa văn hóa. 

Về Tôn giáo

Phật giáo là một trong những tôn giáo đã được truyền từ vùng Nam Á đến Trung Quốc. 

Cùng với các đoàn lữ hành, các nhà sư Phật giáo đã đi từ Ấn Độ đến Trung Á và Trung Quốc để truyền bá tôn giáo mới. Các di tích Phật giáo đã được phát hiện ở nhiều thành phố dọc theo Con Đường Tơ Lụa.

Trong những thế kỷ đầu tiên của thời kỳ Cơ đốc giáo, Chủ nghĩa Manicheism (bắt nguồn từ thế kỷ thứ 3 ở Iran và là sự tổng hợp của Zoroastrism và Cơ đốc giáo) và Cơ đốc giáo đã thâm nhập đến Trung Á và xa hơn đến Trung Quốc. 

Vào thế kỷ thứ 7, những chiến binh khắc nghiệt người Ả Rập Khalifah đã mang theo học thuyết Hồi giáo theo Con Đường Tơ Lụa. 

Về kỹ thuật công nghệ 

Con Đường Tơ Lụa không chỉ là nơi cung cấp hàng hóa mà còn là nơi là các thông tin quan trọng được trao đổi từ khắp thế giới, đặc biệt là những kỹ thuật sản xuất những sản phẩm đặc biệt như lụa tơ tằm, kính màu, giấy, sách, thuốc súng và súng.

Nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa, vốn bị Trung Quốc độc quyền trong một thời gian dài, cuối cùng đã bị tiết lộ và truyền đến Khotan, sau đó là đến Trung Á, Iran và Byzantium vào thế kỷ 5 – 6. 

Ngược lại, nghệ thuật làm thủy tinh đã lan truyền từ các nước Địa Trung Hải đến Iran và Trung Á, sau đó, vào thế kỷ thứ 5, nó đã đến Trung Quốc.

Các công trình kiến ​​trúc của Timur ở Samarkand, cung điện Ak-Serai ở Shahrisabz, các lăng mộ của Timurids ở Gur-Emir, các nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Yassy (Turkestan) chính là sự kết hợp các phong cách kiến ​​trúc, hình khối, kỹ thuật xây dựng từ nhiều quốc gia khác nhau. 

Đọc thêm >>>

Chúng được xây dựng từ bàn tay của các kiến ​​trúc sư Trung Á và các bậc thầy từ Iran, Azerbaijan, Armenia, Georgia, Iraq, Syria, Tiểu Á và Ấn Độ.

Trong nhiều thế kỷ, các nhà khoa học cũng như các nhà nghiên cứu đã sử dụng những tuyến đường caravan của Con Đường Tơ Lụa để du hành từ phương Tây qua phương Đông.

Một trong những người nổi tiếng mà chúng ta biết đến nhiều nhất là thương gia người Venice – Marco Polo.

Con Đường Tơ Lụa có ý nghĩa gì?

Lợi ích chính của Con Đường Tơ Lụa:

Nó tạo ra một nền kinh tế thống nhất trên toàn châu Á. Rút ngắn thời gian đi lại giữa Trung Quốc và Châu Âu cho các thương nhân.

Giá trị lớn nhất của Con Đường Tơ Lụa là sự trao đổi văn hóa. Nghệ thuật, tôn giáo, triết học, công nghệ, ngôn ngữ, khoa học, kiến ​​trúc, và mọi yếu tố khác của nền văn minh đã được trao đổi dọc theo những tuyến đường này, mang theo hàng hóa thương mại mà các thương nhân buôn bán từ quốc gia này sang quốc gia khác. 

Đế chế nào được hưởng lợi nhiều nhất từ Con Đường Tơ Lụa?

Tất cả các quốc gia ở phương Đông lẫn phương Tây đều được hưởng lợi từ Con Đường Tơ Lụa. Nó đã mở ra con đường thương mại Âu Á, giao thoa văn hóa và tôn giáo trên toàn thế giới.

con-duong-to-lua
Hình ảnh: Canva

Ngày nay, có hơn 40 quốc gia dọc theo Con Đường Tơ Lụa, tất cả đều vẫn chứng kiến tác động của những tuyến đường này đối với văn hóa, truyền thống và phong tục của họ.

Sự khắc nghiệt và nguy hiểm trên Con Đường Tơ Lụa

Không có một quốc gia nào từng đứng ra bảo vệ và tu bổ Con Đường Tơ Lụa, vì vậy các con đường thường ở trong tình trạng xuống cấp.

Cướp bóc là chuyện thường xảy ra. Để tự bảo vệ mình, những nhà buôn đã đi cùng nhau, tham gia các đoàn lữ hành bằng ngựa và lạc đà.

Lạc đà là động vật phổ biến dùng để vận chuyển vì phần lớn con đường đi qua vùng đất khô cằn và khắc nghiệt, chúng là loài hiếm hoi có thể chịu đựng được thời tiết khí hậu khô hạn và nóng nực. 

con-duong-to-lua
Tirich Mir – Hình ảnh: Canva

Mỗi đoàn lữ hành sẽ có nhiều lính canh đi cùng. Di chuyển trong một nhóm lớn sẽ giúp họ được bảo vệ khỏi bọn cướp. Theo thời gian, các nhà trọ lớn – được gọi là caravanserai được nâng cấp lên làm nơi ở cho các thương nhân.

con-duong-to-lua
Caravanseria – Hình ảnh: Canva

Những vấn đề lớn nhất khi vận chuyển hàng hóa trên Con Đường Tơ Lụa:

  • Đầu tiên, vị trí địa lý của tuyến đường đi qua các địa hình vô cùng khắc nghiệt. Động vật có thể trượt qua các vách đá, và các đoạn núi rất hẹp và nguy hiểm để đi qua. Khu vực hành lang núi Pamir được gọi là con đường xương người vì có rất nhiều người đã chết ở đó. 
  • Tiếp theo, mọi người phải đi qua sa mạc Syria và đối mặt với hổ, sư tử và bọ cạp. 
  • Sau đó, những nhà buôn còn phải đối mặt với bão cát trong chuyến đi của họ. 
  • Ngoài ra, đôi khi đoàn buôn sẽ bị tấn công bởi những tên cướp trên sa mạc. Điều này là do thương nhân khi di chuyển trên Con Đường Tơ Lụa luôn là mục tiêu dễ dàng với những con lạc đà chất đầy tiền và các hàng hóa khác. 

Nhìn chung, những người di chuyển đã phải đối mặt với những nguy hiểm đe dọa tử vong khi đi dọc theo Con Đường Tơ Lụa.

Đi dọc theo Con Đường Tơ Lụa là hành trình vô cùng nguy hiểm. Bạn phải đối mặt với những cồn cát trắng nóng hoang vắng trong sa mạc, núi cấm, gió lớn và rắn độc. 

Sa mạc

Con đường Từ Trung Quốc đến châu Âu hầu như bị bao phủ bởi sa mạc Taklamakan, một trong những môi trường khắc nghiệt nhất thế giới. Các đoàn lữ hành đã phải đối mặt với Bão cát. 

Bão cát sinh ra từ các cơn gió lớn dữ dội, xảy ra liên tục trên các sa mạc, nó có thể kéo dài vài phút, thậm chí vài ngày và không thể nào đoán được trước, bão cát luôn xảy ra một cách đột ngột và bất ngờ.

con-duong-to-lua
Hình ảnh: Canva

Bão cát có tính chất rất hung bạo, nó có thể cuốn và mang cát đi đến tận vài km. Vận chuyển hàng hóa là một cuộc hành trình dài qua sa mạc, nơi không chỉ có nguy cơ bão cát mà còn cả đói và khát.

Những tên cướp táo tợn

Một trong những mối đe dọa lớn nhất dọc theo Con Đường Tơ Lụa là những tên cướp hung ác. Chúng biết được rằng không chỉ có lụa được đi qua những con đường đó, mà còn có vàng, đá quý, thủy tinh và các hàng hóa quý hiếm khác từ Trung Quốc.

Những vật dụng này rất xa xỉ vào thời điểm đó. Các đoàn lữ hành cũng sẽ trao đổi các mặt hàng như lông thú, đồ gốm, quế, vỏ cây, đại hoàng và đồ đồng.

Địa hình hiểm trở của Con Đường Tơ Lụa đã bị bọn cướp lợi dụng tổ chức vây ráp để cướp các đoàn lữ hành.

Các đoàn lữ hành luôn phải đi với lực lượng bảo vệ của riêng họ để phòng thủ, điều này sẽ làm tăng chi phí chuyến đi cho các thương nhân. Tuy nhiên, đó là cách duy nhất mà các thương gia có thể cảm thấy an toàn.

Vùng núi với địa hình hiểm trở

Một vấn đề khác khiến việc đi lại trên Con Đường Tơ Lụa trở nên nguy hiểm chính là những ngọn núi nguy hiểm mà các đoàn lữ hành phải vượt qua.

Các thương nhân sẽ phải đối mặt với những ngọn núi Hindu Kush khi họ đi qua Con Đường Tơ Lụa. Dãy núi Hindu Kush rất dài và rất rộng chạy dọc từ Đông sang Tây của châu Âu và châu Á, và từ Afghanistan đến tận Trung Quốc.

con-duong-to-lua
Hindu Kush – Hình ảnh: Canva

Dãy núi dài khoảng gần 805km và rộng hơn 240km.Vào mùa đông, dãy núi Hindu Kush bị bao phủ bởi tuyết và nó khiến các đoàn buôn gặp rất khó khăn khi băng qua. Một số ngọn núi như núi Tirich Mir được bao phủ bởi tuyết quanh năm.

Các đoàn lữ hành phải đối mặt với những cơn bão băng khủng khiếp khiến chuyến đi của họ rất vất vả và kéo dài ngày. Thời tiết khắc nghiệt đến nỗi,  một số người đã bị mù vì tuyết và sự lạnh giá đến cóng người khi họ đi qua các ngọn núi.

Đã có rất nhiều tai nạn vì một số người thường bị ngã khỏi vách núi khi ngồi trên ngựa hoặc lạc đà.

Sự lây lan của dịch bệnh dọc theo Con Đường Tơ Lụa

Con Đường Tơ Lụa thường bị cho là nguyên nhân sự lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh dịch hạch, bệnh phong và bệnh than. Những đoàn buôn đi lại giữa Đông Á, Trung Đông và Châu Âu là tác nhân gây ra sự lây lan nhanh chóng và rộng rãi.

Trong số các loại bệnh truyền nhiễm lây lan qua Con Đường Tơ Lụa thì bệnh dịch hạch là một trong những bệnh đáng chú ý nhất. Bệnh dịch hạch là bệnh do vi khuẩn Yersinia pestis trên bọ chét gây ra.

Trong ba trận đại dịch dịch hạch đã xảy ra trong lịch sử nhân loại: trận nổi tiếng nhất và có lẽ lớn nhất thường được gọi là “Cái chết đen”, lây nhiễm cho rất nhiều người trên khắp Âu-Á và giết chết khoảng 75 đến 200 triệu người. Đợt bùng phát đạt đỉnh điểm từ năm 1347 đến năm 1351 

Nhiều tài liệu cho rằng những loài gặm nhấm nhiễm bệnh trú ẩn trong hành lý và thùng hàng cùng với những người buôn bán và mang đến châu Âu thông qua Con Đường Tơ Lụa.

Con Đường Tơ Lụa đã hình thành như thế nào?

Ai là người khám phá ra Con Đường Tơ Lụa?

Trong thế kỷ thứ hai trước công nguyên, hai cường quốc đã bắt đầu hình thành và xuất hiện trên bản đồ thế giới. Ở phía tây, Rome đã giành được quyền kiểm soát. Trong khi đó, ở phương Đông, Trung Quốc được thống nhất bởi những vị hoàng đế có họ là Hán, và thời kỳ sự cai trị của họ được biết đến với tên gọi là nhà Hán.

Dưới thời nhà Hán, đế chế Trung Quốc bắt đầu lan rộng về phía tây.

Tuy nhiên, bất chấp sức mạnh của triều đình Trung Quốc mới, các bộ lạc du mục Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ liên tục đe dọa phía bắc và phía tây Trung Quốc bằng các cuộc đột kích, đặc biệt là một bộ lạc Trung Quốc gọi là Hung Nô. 

Để bảo vệ đất nước khỏi những kẻ cướp bóc này, người Trung Quốc cần ngựa để chiến đấu với chúng. Vào thời kỳ này, những con ngựa duy nhất của người Trung Quốc thuộc một giống ngựa nhỏ. Người Trung Quốc sau đó đã bắt đầu nghe về một loại ngựa mới. 

Những con ngựa này lớn và mạnh mẽ, có khả năng chuyên chở những người đàn ông mặc áo giáp nặng vào trận chiến.

Theo nhiều tài liệu, những ‘con ngựa trời’ này được lai tạo bởi những người du lục sống trong các thung lũng Ferghana. Những thung lũng này nằm ngoài về phía tây bắc Trung Quốc, trên dãy núi Thiên Sơn.

Hoàng đế Hán Vũ Đế quyết định gửi một người đến thám hiểm đến Ferghana để tìm những con ngựa này. Người mà ông ấy chọn để dẫn đầu cuộc thám hiểm này là Trương Khiên. Năm 138 TCN, Trương Khiên khởi hành về phía tây và chuyến đi này trở thành một trong những sự kiện lịch sử vĩ đại nhất.

Cùng với đoàn thám hiểm 100 người, ông dẫn đoàn hành trình đến điểm cuối phía tây của Vạn Lý Trường Thành, nơi bức tường được xây dựng để bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc khỏi những kẻ man rợ phía bắc.

Từ đây Trương Khiên mạo hiểm tiến về phía vùng sa mạc Taklamakan khét tiếng, nó được biết đến với câu nói: ‘Hãy đi vào nơi này và bạn sẽ không thể sống lại ‘.

Trương Khiên đã tìm ra cách vượt qua cái bẫy chết chóc này bằng cách đi xuyên qua giữa những ốc đảo xa xôi bao quanh sa mạc. Tiếp theo, ông ấy phải xoay sở để vượt qua dãy núi Thiên Sơn đến Ferghana. 

con-duong-to-lua
Hình ảnh: Canva

Trong suốt thời gian này, Trương Khiên đã gặp nhiều mối nguy hiểm từ người Hung Nô. Ông bị bắt làm tù binh hai lần. Một trong những khoảng thời gian bị giam cầm này đã kéo dài hơn mười năm! 

Cuối cùng,sau mười ba năm tìm kiếm, Trương Khiên đã quay trở lại Trường An. Ông ấy chỉ còn lại một người bạn đồng hành trong một trăm người đàn ông tham gia cuộc thám hiểm ban đầu.

Hán Vũ Đế rất bất ngờ với sự quay trở lại của Trương Khiên vì từ lâu, ông đã từ bỏ hy vọng đối với Trương Khiên cùng thám hiểm, ai cũng tin rằng tất cả họ đã chết. 

Trương Khiên trở về và nói rằng những câu chuyện họ đã nghe về ‘những con ngựa trời’ của Ferghana đã đúng. Trương Khiên cũng kể về một đế chế mà ông ấy đã nghe nói đến tên là Ba Tư, và một đế chế tuyệt vời khác ở phía đông nam, Ấn Độ.

Nhờ Trương Khiên mà Trung Quốc phát hiện ra tiềm năng giao thương với phương Tây, từ đó đặt ra nền tảng cho Con Đường Tơ Lụa.

Bản đồ Con Đường Tơ Lụa

Con Đường Tơ Lụa đi qua khu vực tiểu lục địa:

Ấn Độ, Trung Á, Trung Đông, Đông Phi và Châu Âu.

Dọc theo Con Đường Tơ Lụa, nhiều thành phố phát triển mạnh mẽ trên khắp Trung Quốc, Trung Á, Ả Rập, Ấn Độ, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Vào thế kỷ 1 – 3 sau Công nguyên, Con Đường Tơ Lụa kết nối bốn đế chế cổ đại hùng mạnh nhất – Đế chế La Mã châu Âu, Đế chế Parthia ở Cận Đông và Trung Đông, Đế chế Kushan ở phía nam Trung Á, Afghanistan và Đế chế Trung Quốc ở Viễn Đông.

Con đường chính đi qua Đôn Hoàng, nối Trung Quốc với các thành phố:

Khami, Turfan, Kashgar, Uzgen, Osh, Khiva, Andizhan, Kokand, Samarkand, Bukhara và Merv. 

Tại Merv (nay là Mary ở Turkmenistan), Con Đường Tơ Lụa bị chia cắt:

  • Một nhánh đi qua Khorezm đến Volga, đến Đông Âu. Điều đó giúp cho việc vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Á đến Nga: Kiev, Novgorod và sau đó là Moskva. 
  • Một nhánh khác đi qua Balkh và các vùng đất của Afghanistan hiện đại đến Ấn Độ. Chuyến thứ ba đến Bagdad và xa hơn nữa là đến Biển Địa Trung Hải. Ở đó, hàng hóa được chất lên tàu và chuyển đến Ai Cập, Byzantium và Ý.

Vì sao Con Đường Tơ Lụa suy tàn

Sự sụp đổ của nhà Đường 

Vào đầu thế kỷ thứ 10, nhà Đường suy tàn đã  kết thúc việc buôn bán trên Con Đường Tơ Lụa. Việc buôn bán trên đường bộ đã giảm mạnh cho đến thế kỷ 13, khi các cuộc chinh phục của người Mông Cổ mở ra kỷ nguyên tiếp xúc thường xuyên và mở rộng giữa Đông và Tây.

Sự gia tăng tương tác này đã tạo ra nhu cầu lớn đối với hàng hóa châu Á ở châu Âu, một nhu cầu cuối cùng đã thúc đẩy việc tìm kiếm một tuyến đường biển đến châu Á.

Con Đường Tơ Lụa trên biển

Việc phát hiện ra một tuyến đường biển từ châu Âu đến châu Á vào cuối thế kỷ 15 đã giáng một đòn mạnh vào Con Đường Tơ Lụa một lần nữa. 

Với chi phí thấp hơn, ít bị quấy rối và ít nguy hiểm hơn, nhiều hàng hóa và nguyên liệu mà Con Đường Tơ Lụa trên bộ không thể vận chuyển được đã được chuyên chở qua con đường biển. 

Bên cạnh đó, người Ba Tư đã thành thạo kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm và việc nhập khẩu lụa từ phương Đông càng bị giảm bớt.

Kể từ đó, Con Đường Tơ Lụa thịnh vượng đang trên đà xuống dốc. Những con phố nhộn nhịp, những thành phố giàu có và những thành lũy kiên cố giờ đây đã chìm trong sa mạc rộng lớn, và ngày nay, con người chỉ thấy dấu vết lịch sử huy hoàng của mình trong vô vàn tàn tích bị bỏ hoang và đổ nát.

Việc đóng cửa Con Đường Tơ Lụa buộc các thương gia phải ra biển để buôn bán, do đó bắt đầu Kỷ nguyên Khám phá, dẫn đến sự giao thoa tiếp xúc trên toàn thế giới. 

Vào thời huy hoàng của nó, Con Đường Tơ Lụa là nơi đã mở rộng sự hiểu biết của mọi người về thế giới mà họ đang sống.

Điểm kết thúc của nó đã thúc đẩy loài người băng qua đại dương để khám phá, và cuối cùng chinh phục, cái gọi là Thế giới mới của châu Mỹ, 

Qua đó hàng hóa được chuyển giữa thế giới cũ và thế giới mới. Có thể nói bằng cách này, Con Đường Tơ Lụa là đã thiết lập nền tảng cho sự phát triển của thế giới hiện đại.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này của DYDAA. Hãy theo dõi chúng tôi để được cập nhật nhiều thông tin thú vị và bổ ích nhé!

>>> Khám phá thêm các địa điểm độc đáo khác tại trang “Di sản Thế giới

spot_img

Must Read

Bài đọc nhiều

Bài mới nhất

Menu