Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến ngành du lịch thế giới thế nào?

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến ngành du lịch một cách rất nặng nề. Theo dữ liệu của UNWTO (World Tourism Organization – Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc), trong khoảng từ giữa tháng 3 đến tháng 12 năm 2020, số lượng khách du lịch quốc tế đã giảm 84% so với cùng kỳ 2019.

Ở nhiều nước đang phát triển, lượng khách đến đã giảm 80-90%. Đầu năm 2021, tình trạng trở nên tồi tệ hơn tại hầu hết các điểm đến, với mức giảm trung bình trên toàn cầu là 88% so với mức trước đại dịch, mặc dù tại một số quốc gia ở phía bắc đã có sự cải thiện đáng kể vào mùa hè và mùa thu, khi du khách bắt đầu thực hiện các chuyến du lịch trong nước và khu vực lân cận

dịch Covid-19 Ảnh hưởng đến ngành du lịch thế giới
Hình ảnh: Internet

Tác động đa dạng

Cho đến thời điểm này, virus Covid-19 đã lây nhiễm cho 219 triệu người trên toàn cầu và đã có 4,55 triệu ca tử vong (WHO, 2021). Vào tháng 2 và tháng 3 năm 2021, sau khi làn sóng lây lan đã giảm bớt phần nào đó thì các trường hợp nhiễm bệnh lại tăng lên đỉnh điểm gần một triệu ca một ngày và dù thuyên giảm những vẫn lên tới 400.000 mỗi ngày. Liều lượng vắc xin đã được tiêm chủng trên toàn thế giới là 6,23 tỉ lượt.

Việc tiêm phòng đầy đủ thực tế đã làm chậm sự lây lan của dịch bệnh ở một số quốc gia, chẳng hạn như Israel, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, ở hầu hết các nước đang phát triển và ở nhiều quốc gia nơi du lịch đóng vai trò quan trọng đối với sinh kế của người dân chẳng hạn như Maldives và Seychelles, việc tiếp cận và phân phối vắc xin một cách hạn chế đang dẫn đến việc vi rút tiếp tục lây lan với tốc độ đáng báo động.

Mặt khác, các quốc gia khác như Thái Lan, Maroc và Barbados, nơi du lịch là một lĩnh vực quan trọng, việc kiểm soát sự lây lan đang diễn ra khá tốt. Thái Lan mặc dù đã phải dời lại ngày mở cửa chậm hơn dự tính, nhưng cũng đã ra quyết định cuối cùng là vào ngày 1/11/2021, một số điểm như Phuket, Koh Samui sẽ chính thức nhận khách.

Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử 

Vaccine Covid-19 Pfizer
Hình ảnh: Internet

Hơn 6,23 tỷ liều vaccine đã được phân phối cho 184 quốc gia, theo dữ liệu do Bloomberg thu thập. Tỷ lệ mới nhất là khoảng 27,8 triệu liều vaccine đang được sử dụng để tiêm chủng mỗi ngày.

Mặc dù hiện này thế giới đã có đủ liều lượng để tiêm chủng đầy đủ cho 40,5% dân số toàn cầu, nhưng sự phân bố lại diễn ra không đồng đều. Các quốc gia và khu vực có thu nhập cao nhất đang tiêm chủng nhanh hơn gấp 20 lần so với những quốc gia có thu nhập thấp nhất.

Vắc xin là một phần quan trọng của giải pháp giải cứu thế giới, quay về bình thường như trước kia. Mặc dù có hiệu quả trong việc hạn chế các trường hợp nặng và tử vong do vi rút, nhưng cho đến nay vẫn chưa rõ rằng các nỗ lực tiêm chủng hiện tại đã ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan của bệnh.

Có những người miễn cưỡng tiêm vaccine vì họ sợ những quy định bất lợi về di chuyển cũng như làm việc trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn. Sự lo lắng của người dân về việc tiêm chủng sẽ kém hiệu quả hơn đối với các biến thể mới của dịch COVID-19 lại làm tăng thêm một lớp lo ngại khác của các nhà cầm quyền tại nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, một thách thức lớn hiện nay là tình trạng tiêm chủng không đồng đều và số lượng/ tỷ lệ người dân được tiêm chủng ở nhiều quốc gia khá thấp. Với những hạn chế này, khó có khả năng du lịch sẽ quay trở lại so với mức trước đại dịch trong vòng một hoặc hai năm tới.

Lượng khách du lịch giảm mạnh trên toàn thế giới

Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) báo cáo rằng hầu hết các quốc gia đều thực hiện lệnh hạn chế đi lại bằng cách này hay cách khác, chẳng hạn như lệnh cấm đi lại, kiểm soát thị thực và kiểm tra dịch tễ (UNWTO 2020).

Kết quả là trong tháng 4 và tháng 5 năm 2020, hoạt động du lịch quốc tế gần như bị dừng lại hoàn toàn. Trong thời gian tháng 1 đến tháng 12 năm 2020, lượng khách du lịch giảm 74% – khoảng 1 tỷ chuyến đi du lịch. Tuy nhiên, nếu tính thêm các tháng trước COVID cùng kỳ trong 2019 thì lượng khách giảm lên tới 84%. Nguồn: UNCTAD dựa theo UNWTO.

Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Đại Dương, Bắc Phi và Nam Á. Các khu vực ít bị ảnh hưởng nhất là Bắc Mỹ, Tây Âu và Caribe. Đại dịch này đã tác động lớn nhất vào các nước đang phát triển. Việc suy giảm mạnh lượng khách du lịch tại các quốc gia chủ yếu là từ 60% đến 80%

Các Quốc gia bị suy giảm hoạt động du lịch (Tỷ lệ: %)

Quốc gia bị ảnh hưởng du lịch do dịch Covid-19
Hình ảnh: UNCTAD

Việc làm toàn cầu đang bị đe dọa

Du lịch là một nguồn thu nhập quan trọng của nhiều quốc gia đang phát triển, chiếm đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhiều nền kinh tế nhỏ, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển ở Quần đảo nhỏ như Maldives và Saint Lucia (UNCTAD 2020b). Du lịch có rào cản gia nhập tương đối thấp và tỷ lệ sử dụng thanh niên và phụ nữ cao. UNWTO (2021a) ước tính rằng 100-120 triệu việc làm trong ngành du lịch trực tiếp đang bị đe dọa.

Triển vọng nào cho ngành du lịch

Báo cáo của UNWTO (2021b) cho thấy, các chuyên gia du lịch dự đoán ngành du lịch chỉ có thể trở lại vào cuối năm 2023 hoặc muộn hơn. Trên thực tế, gần một nửa số chuyên gia được phỏng vấn đã chỉ ra rằng, để ngành du lịch có thể trở lại so với tốc độ năm 2019, thì có thể chúng ta phải chờ đến năm 2024 hoặc muộn hơn nữa (UNWTO, 2021c). Các rào cản chính đó là sự hạn chế đi lại giữa các quốc gia, tốc độ ngăn chặn virus chậm, khách du lịch không còn sự tự tin khi di chuyển vì lo lắng cho sức khỏe và môi trường kinh tế suy giảm dẫn đến khả năng chi tiêu thấp.

Mặc dù hoạt động du lịch trong nước và trong khu vực riêng lẻ đã tăng lên, nhưng điều này không giúp ích gì nhiều cho việc phát triển du lịch của các quốc gia còn phụ thuộc vào du lịch quốc tế.

Người về hưu thường có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho mỗi chuyến du lịch lại ở nhà nhiều hơn trong đại dịch do lo sợ những biến chứng về sức khỏe. Những du khách trẻ tuổi hơn, sẵn sàng đi du lịch hơn trong thời kỳ đại dịch này, thậm chí có xu hướng ở lại điểm lâu hơn nhưng khả năng chi tiêu lại thấp hơn những du khách lớn tuổi.

Tàu du lịch đường dài sẽ ít có khả năng trở lại hoạt động bình thường trong thời gian ngắn. Khách du lịch tuy đã được chủng ngừa đầy đủ vẫn tỏ ra do dự với những chuyến du lịch đường dài, họ thích các điểm đến gần hơn với tỷ lệ cư dân địa phương có mật độ tiêm chủng cao nhằm đảm bảo an toàn.

Tỷ lệ người được tiêm chủng thay đổi đáng kể ở khắp các quốc gia, từ dưới 1% đến hơn 60% (Theo Reuters và Bloomberg). Du lịch ở các nước có tỷ trọng tiêm chủng cao sẽ phục hồi nhanh hơn so với các nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ví dụ: du lịch tại Châu Âu và Bắc Mỹ sẽ tăng nhanh hơn bắt đầu từ mùa hè này so với nhiều nước đang phát triển, thật đáng buồn khi những quốc gia này vẫn đang gặp khó khăn để có đủ vaccine và do đó dự kiến sẽ phục hồi chậm hơn.

Du lịch là một ngành kinh tế chính và có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế – xã hội, Đây là một ngành sử dụng nhiều lao động là phụ nữ và thanh niên, nó cung cấp sinh kế cho nhiều lao động phi chính thức ở các nước đang phát triển.

Đại dịch hiện nay có tác động tàn phá khủng khiếp đối với ngành du lịch. UNWTO (2021a) ước tính rằng 100 – 120 triệu việc làm du lịch trực tiếp đang bị đe dọa. Nếu tính đến tác động đến các lĩnh vực liên kết chặt chẽ, lượng khách quốc tế giảm đã gây ra thiệt hại ước tính khoảng 2,4 nghìn tỷ đô la trong GDP vào năm 2020 và có thể sự mất mát tương tự sẽ xảy ra một lần nữa trong năm 2021.

Các kịch bản tích cực hơn cho năm nay dự báo về sự phục hồi mạnh mẽ hơn của ngành du lịch trong nửa cuối năm cho thấy thế giới vẫn phải chịu mức lỗ khoảng 1,7 đến 1,8 nghìn tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019. Việc phục hồi sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc phân bố và sử dụng vắc xin, quá trình loại bỏ và phối hợp việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia và xây dựng lại niềm tin của khách du lịch.

Nguồn: Bloomberg, UNCTAD, WHO, UNWTO.

>>Tham khảo thêm:

spot_img

Must Read

Bài đọc nhiều

Bài mới nhất

Menu