Trà chiều là gì? Khác biệt giữa 3 tên gọi Afternoon tea, Low tea, High tea

Có lẽ bạn sẽ hơi ngạc nhiên khi biết rằng, trà chiều là một phong tục tinh túy của Vương quốc Anh nhưng lại xuất hiện cách đây chưa lâu lắm. Trong khi phong tục uống trà có từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên ở Trung Quốc và được phổ biến ở Anh vào những năm 1660 bởi Vua Charles II, thì mãi đến giữa thế kỷ 19, khái niệm về “trà chiều” lần đầu tiên xuất hiện. Hãy cùng Dydaa tìm hiểu sâu hơn về tiệc trà chiều Anh quốc qua bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc thú vị của tiệc Trà chiều

>>> Đọc thêm: Menu trà chiều cần có những gì?

Trà là một thức uống bắt đầu được đưa vào và phổ biến rộng rãi tại Anh Quốc vào những năm 1700. Hầu hết các loại trà được nhập khẩu vào Anh thời gian này chủ yếu là trà đen, có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Thời điểm đó trà được xem là xa xỉ phẩm, chỉ dành cho giới quý tộc và người giàu có. Sau này, trà dần trở nên phổ thông hơn và là thức uống không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người Anh ở mọi tầng lớp.

Trà chiều
Trà chiều
Tiệc trà chiều xuất hiện lần đầu tại Anh vào năm 1840 bởi Nữ công tước thứ bảy của Bedford tên là Anna Maria Russell.
Nữ công tước Anna thường xuyên cảm thấy đói bụng vào khoảng 4 giờ chiều, trong khi đó gia đình cô thì chỉ được phép ăn tối vào lúc tám giờ tối, do đó, trong khoảng thời gian khá dài giữa bữa trưa và bữa tối, nữ công tước đã yêu cầu những người làm chuẩn bị một khay trà, bánh mì, bơ kèm thêm bánh ngọt và mang đến phòng để giúp cô chống lại cơn đói.
Điều này đã trở thành một thói quen và Nữ công tước bắt đầu mời bạn bè tham gia bữa ăn nho nhỏ này cùng mình.
Việc tạm dừng các hoạt động công việc trong buổi chiều để thưởng thức vài tách trà đã trở thành một sự kiện xã hội thời thượng tại nước Anh khi đó.
Trong suốt những năm 1880, phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu sẽ tíu tít áo choàng dài, đeo găng tay và đội mũ để tham dự bữa trà chiều được phục vụ trong phòng khách từ 4 đến 5 giờ chiều.

Trà chiều khi mới ra đời ở giữa thế kỷ XIX chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu. Chỉ sau này, khi Nữ hoàng Victoria bắt đầu thưởng thức tiệc trà chiều và biến nó thành một hoạt động phổ biến khắp nơi, thì tiệc trà chiều đã trở thành một điểm nhấn trong văn hóa đời sống của tất cả người dân nước Anh và không còn là một loại phong tục cầu kỳ như nhiều người lầm tưởng.

>>> Đọc thêm: 10 quy tắc thưởng thức Trà chiều chuẩn quý tộc

Thực đơn trà chiều truyền thống của nước Anh

Dưới đây là những thành phần cơ bản thường có trong bữa tiệc trà chiều kiểu Anh.

Sandwich

Món đầu tiên được phục vụ cũng như là một trong những món cơ bản nhất của mỗi buổi tiệc trà chiều là bánh mì sandwich các loại, chúng luôn được phục vụ theo kiểu truyền thống, đặc biệt các lớp lớp viền bánh luôn được cắt bớt để thể hiện sự tinh tế của người Anh.

Trà chiều
Trà chiều

Thực đơn trà chiều Anh quốc điển hình thường bao gồm bánh mì sandwich với các loại nhân sau:

  • Mayonnaise trứng với cải xoong
  • Dưa chuột
  • Cá hồi hun khói  kèm kem phô mai
  • Salad gà với sốt mayonnaise
  • Giăm bông và mù tạt
  • Phô mai và tương ớt
  • Tôm và sốt mayonnaise
  • Thịt bò và cải ngựa

Tùy theo sở thích mà chủ nhà có thể áp dụng các loại nhân bánh sandwich khác nhau để thỏa mãn sở thích ăn uống của thực khách được mời đến dự tiệc.

Bánh Scones

Tiếp theo trong thực đơn của một buổi trà chiều là bánh Scones, là một loại bánh nướng ngon nổi tiếng của nước Anh. Loại có vị ngọt thường được ưa chuộng nhiều hơn loại có vị mặn (có phô mai bên trong) trong mỗi buổi trà chiều.

Trà chiều
Trà chiều

Bánh Scone ngọt thường có nhân là phúc bồn tử và thường được phục vụ kèm với kem đông Cornish và mứt dâu tây, một trong những truyền thống ẩm thực đã được lưu giữ và truyền lại từ rất lâu của nước Anh.

Các loại bánh ngọt

Phần độc đáo nhất của thực đơn trà chiều có lẽ là sự đa dạng của các loại bánh ngọt ngẫu nhiên. Những món bánh này sẽ phụ thuộc vào sự sắp xếp của nhà hàng nơi bạn chọn để thưởng thức tiệc trà chiều ở Anh, vì vậy sẽ không có bất kỳ quy tắc nào về chúng cả.

Trà chiều
Trà chiều

Trà

Không thể thiếu đó là những bình trà thơm ngon. Các loại trà được sử dụng trong tiệc trà chiều thường đa dạng tùy theo sở thích của người thưởng thức, tuy nhiên các loại trà đen sẽ được sử dụng nhiều hơn cả và một số nơi sẽ có thêm cả rượu Champagne.

Trà chiều
Trà chiều

Những tách trà kiểu Anh tất nhiên chính là phần chủ chốt của mỗi tiệc trà, các loại trà thường được sử dụng là English Breakfast, Earl Grey và Darjeeling. Những loại khác lạ hơn như Lapsang Souchong, Assam và Matcha cũng thường được yêu cầu từ thực khách.

Phải nói rằng, ngày nay có rất nhiều loại trà khác nhau cũng như đồ ăn, thức uống địa phương và hiện đại được phục vụ trong mỗi bữa tiệc trà chiều.

Khác biệt giữa Afternoon tea, Low tea và High tea

Mặc dù các thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng thực sự có khác biệt rõ ràng.

Afternoon tea hay còn gọi là low tea được xem như một bữa ăn nhẹ để phục vụ khách khứa trước bữa tối, thường được bày biện trên bàn của sofa phòng khách và mọi người cùng nhâm nhi, thưởng thức, trò chuyện thân mật gần gũi trong lúc chờ bữa tối.

Menu của afternoon tea chủ yếu là các loại bánh ngọt hay bánh mỳ kẹp nhẹ nhàng cùng một hoặc vài loại trà được ưa dùng.

Trà chiều
Trà chiều

High tea thì có một chút khác biệt, nó được thiết kế với nhiều món mặn cũng như sáng tạo hơn thay vì bánh mì kẹp đơn giản và bánh ngọt, menu sẽ có thêm các loại bánh nướng nhân thịt, cá hồi, thịt nguội, bánh mì, bơ và mứt… Có thể coi high tea như một bữa ăn tối nhẹ phục vụ với trà.

Hầu như các khách sạn 5 sao tại Việt Nam đều có dịch vụ trà chiều với nhiều phiên bản sáng tạo để phù hợp với nhu cầu của người địa phương như trà chiều trên khay nổi thưởng thức tại hồ bơi hoặc trên bãi biển.

Tham khảo các Khách sạn có phục vụ dịch vụ trà chiều Anh quốc tại thành phố Hồ Chí Minh:

  • Sedona Suites: 67 Lê Lợi, Tòa nhà Saigon Centre, Quận 1
  • Khách sạn Park Hatt: 2 Công Trường Lam Sơn, Quận 1
  • Khách sạn Sheraton: Đông Thái, Quận 1
  • Khách sạn The Reverie Saigon: 22-36 Nguyễn Huệ, Quận 1
  • Khách sạn InterContinental Saigon: Góc Nguyễn Du-Hai Bà Trưng, Quận 1
  • Khách sạn Caravelle Sài Gòn: 19-23 Công trường Lam Sơn, Quận 1
spot_img

Must Read

Bài đọc nhiều

Bài mới nhất

Menu