Peranakan: Kho tàng văn hóa vàng son một thời ở Singapore

Văn hóa Peranakan là sự kết hợp giữa thẩm mỹ, di sản và giá trị văn hóa truyền thống của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trong đó chủ đạo là Malaysia, Singapore và phương Tây. Nó tạo nên một vẻ đẹp lôi cuốn, đầy màu sắc với những họa tiết trang trí tinh xảo.

Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Hình ảnh: Internet – Dãy nhà kiến trúc Peranakan ở Singapore
Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Hình ảnh: Internet – Dãy nhà kiến trúc Peranakan ở Singapore

Du khách khi đặt chân đến Đông Nam Á ngay lập tức sẽ thấy bất ngờ từ các cửa hàng kiến trúc Peranakan đặc trưng của Singapore nổi bật nhờ cánh cửa chạm khắc trang trí công phu và gạch hoa màu sắc tươi tắn.

Văn hóa Peranakan còn có những điều kỳ diệu đến từ nền ẩm thực trứ danh bày biện trên các bộ chén bát bằng sứ tuyệt đẹp, kỹ thuật thêu và kết cườm phức tạp trên những bộ quần áo truyền thống.

Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Hình ảnh: Internet

Giới thiệu về Peranakan

Thuật ngữ Peranakan có từ thế kỷ 15 sau Công nguyên, khi một truyền thuyết kể rằng công chúa thời Minh của Trung Quốc là Hang Li Po kết hôn với Quốc vương Malacca là Sultan Mansur Shar, nơi ngày nay là một thành phố cảng ở Malaysia.

Những người đàn ông trong đoàn tùy tùng của cô đã kết hôn với phụ nữ địa phương và con cái của họ được gọi là “peranakans”, được dịch là “sinh ra tại địa phương” hoặc “con lai”, trong tiếng Malay là Bahasa Melayu.

Người nữ thường được gọi là Nyonya, người nam sẽ được gọi là Baba.

Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Hình ảnh: Internet
Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Hình ảnh: Internet
Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Hình ảnh: Internet

Văn hóa Peranakan ngày càng phát triển và mở rộng từ khi các thương nhân nước ngoài đến buôn bán ở Đông Nam Á giữa thế kỷ 15, đặc biệt là ở các cảng lớn như Singapore, Sumatra, Penang và Malacca.

Họ là các thương nhân chuyên kinh doanh các mặt hàng như trà, lụa, đồ gốm chất lượng cao. Khi việc buôn bán ngày càng thuận lợi, họ bắt đầu định cư lại cũng như lập gia đình với những người phụ nữ địa phương.

Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Hình ảnh: Internet

Quá trình mở rộng và phát triển của văn hóa Peranakan

Tiếp tục vào thế kỷ 19, Trung Quốc đang phải vật lộn với những kẻ xâm lược nước ngoài, lũ lụt, hạn hán, nạn đói và bất ổn chính trị.

Lúc đó, hàng nghìn người đàn ông Trung Quốc độc thân đã di cư từ quê hương đến Đông Nam Á cụ thể là những vùng thuộc Malaysia bây giờ, bao gồm cả Singapore để làm việc tại các đồn điền và bến tàu.

Theo truyền thống, họ nói tiếng Baba Malay, một sự pha trộn giữa tiếng Malay và tiếng Hokkien (tiếng Phúc Kiến, một phương ngữ của Trung Quốc).

Giống như ngôn ngữ của người Peranakan, thời trang, kiến thúc, nghệ thuật và ẩm thực của họ cũng vay mượn một cách tự do từ nhiều nền văn hóa của người định cư khác trong khu vực — Malaydia và Trung Quốc, cũng như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Ấn Độ.

Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Hình ảnh: Internet
Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Hình ảnh: Internet
Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á

Nhiều nhà lãnh đạo cộng đồng ở Singapore thời thuộc địa đều là người Peranakan.

Họ là các ông trùm vận tải biển, chủ đồn điền và chủ ngân hàng, những người có thể nói tiếng Mã Lai, Trung Quốc và tiếng Anh thông thạo và đóng vai trò như là kênh trao đổi thông tin giữa người dân địa phương và chính phủ Anh. Giữa họ có một điểm chung đó là cực kỳ giàu có.

Cũng có nhiều nhóm nhỏ hơn như của một số thương nhân đến từ Ấn Độ (gọi là người Peranakan Ấn Độ) và châu Âu trong nền văn hóa Peranakan, tuy nhiên nhóm chiếm số lượng lớn nhất là người Peranakan Trung Quốc.

Do đó, văn hóa Peranakan phần lớn chịu ảnh hưởng của sự kết hợp giữa người Malaysia và Trung Quốc, trở thành một sự pha trộn độc đáo của văn hóa truyền thống phong phú về nhiều mặt.

Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Hình ảnh: Internet

Người Peranakan đặc biệt thích những thứ cầu kỳ đẹp đẽ, vì vậy họ bắt đầu sáng tạo bằng cách kết hợp lai tạo từ ngôn ngữ cho tới văn hóa, ẩm thực và thời trang.

Giới thượng lưu am hiểu và sành sỏi về văn hóa này nhập khẩu số lượng lớn hạt thủy tinh từ Pháp, bát đĩa tráng men từ Ba Lan, áo choàng ren thêu và xà rông từ Hà Lan và Indonesia, đồ nội thất bằng gỗ teak, đồ sứ được chạm khắc tinh xảo từ Trung Quốc, và gạch hoa từ Anh về để phục vụ các nhu cầu cuộc sống.

Nhà sử học Peter Lee cho biết: “Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, người Peranakan là những người chi tiêu và mua sắm rất nhiều”.

Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á

Ẩm thực Peranakan

Ẩm thực Peranakan là một sự kết hợp tuyệt vời của sự đa dạng về sắc tộc giữa những con người đã khởi đầu nên cả nền văn hóa. Nyonya sử dụng các phương pháp nấu ăn của Trung Quốc và kết hợp với nguyên liệu vùng nhiệt đới địa phương.

Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Hình ảnh: Internet
Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Hình ảnh: Internet

Không giống như những món ăn đơn giản được tìm thấy ở các khu bán hàng rong phổ biến ở Singapore, ẩm thực Peranakan thường bao gồm các món ăn công phu và tốn nhiều công sức chuẩn bị.

Trong lịch sử, đàn ông sẽ làm trụ cột chính trong nhà, chủ yếu là kinh doanh, phụ nữ thường ở nhà và chăm sóc gia đình. Những gia đình này rất khá giả và luôn có người làm trong nhà, vì vậy họ dành khá nhiều thời gian để nấu nướng tổ chức tiệc tùng.

>>>Xem thêm

Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Hình ảnh: Internet

Thức ăn của người Peranakan thường bắt đầu với rempah, một hỗn hợp gia vị gồm ớt, hẹ tây, hạt trẩu xoan (candlenut) và mắm tôm lên men (belacan).

Đây là hỗn hợp chính để chế biến món rendang (bò cay om nước cốt dừa), laksa (mì cà ri dừa) và ayam buah keluak, một món gà hầm thơm phức với hạt đen buah keluak.

Các gia đình khi xưa rất coi trọng việc nấu nướng của tiểu Nương nhạ – Nyonya, những bà mẹ chồng còn có thể đánh giá tài nấu nướng của cô con dâu mới qua tiếng giã rempah.

Sau khi ăn xong món chính thì đến các món tráng miệng. Món tráng miệng được ăn nhiều nhất có bánh kuek, một loại bánh ngọt nhiều lớp gồm dừa, kẹo và bột gạo nếp dẻo ngọt.

Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Hình ảnh: Internet

Hằng ngày, người Peranakans không chỉ ăn uống cầu kỳ mà khi ăn, họ cũng phải sử dụng những bộ đồ ăn làm sứ màu xanh và trắng. Đối với những dịp đặc biệt như đám cưới, sinh nhật và mừng năm mới, đồ ăn được phục vụ trong những bộ Nyonyaware xinh xắn.

Nyonyaware là bình sứ có màu sắc sặc sỡ và được trang trí với các họa tiết tốt lành, vì vậy chúng rất phù hợp với những dịp đặc biệt mà chúng được sử dụng để kỷ niệm.

Việc sản xuất Nyonyaware đã ngừng lại sau Thế chiến II, vì vậy bất kỳ món Nyonyaware nào còn sót lại đều là một vật có giá trị cao.

Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Hình ảnh: Internet

Kiến ​​trúc Peranakan

Luôn thu hút du khách cũng như xuất hiện vô cùng nổi bật bởi những màu sắc sặc sỡ, các dãy nhà phố (shop house) là một biểu tượng đáng quý giữa các trung tâm thương mại hiện đại, những tòa nhà chọc trời và những khối nhà công cộng bằng bê tông ở Singapore.

Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Hình ảnh: Internet

Các căn nhà này thường xây thêo kiểu nhà ống có diện tích nhỏ 2 tầng để tránh việc phải trả thêm tiền thuế sẽ bị thu dựa trên chiều rộng của ngôi nhà.

Tầng một thường sẽ có phòng tiếp khách, khu thờ tự, giếng trời, phòng ăn và nhà bếp. Tầng hai sẽ là phòng ngủ và phòng tân hôn. Có những ngôi nhà dài đến mức mà trẻ con có thể chạy xe đạp lên xuống mà không cần ra ngoài đường.

Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Hình ảnh: Internet

Mặc dù sự nổi tiếng và giá trị của những dãy nhà này đã phai mờ và suy yếu theo lịch sử của Singapore, nhưng cuối cùng chúng đã chứng minh vị trí của mình là một kho báu di sản quý giá.

Các cửa hàng Peranakan ở Singapore cho thấy một dòng thời gian lịch sử của các phong cách kiến trúc bắt đầu phát triển từ những năm 1840 đến những năm 1960.

Xem thêm >>>

Hầu hết các ngôi nhà này đã được phục hồi theo Tiêu chuẩn Bảo tồn của Cơ quan Tái phát triển Đô thị Singapore và tạo thành những cảnh quan đường phố đầy màu sắc. Đây là một trong những điểm yêu thích hàng đầu của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ cũng như khách du lịch và người dân địa phương.

Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á
Văn hóa Peranakan ở Đông Nam Á

Các phong cách kiến ​​trúc Peranakan khác nhau đánh dấu sự phát triển của shophouse trong suốt 120 năm bao gồm sự pha trộn của kiến trúc châu Âu cổ điển, kiến trúc truyền thống Trung Quốc và hiện đại.

Những chủ cửa hàng cũng đã lấy cảm hứng từ các mặt hàng trang trí và đồ lưu niệm là gạch trang trí nhập khẩu từ châu Âu để trang trí mặt tiền cửa hàng của họ.

Những viên gạch trang trí có chi tiết công phu đã truyền cảm hứng cho nhiều sản phẩm đại diện cho nền văn hóa này từ các phụ kiện trang sức cho đến những bề mặt sống động của bộ bàn ghế hiện đại.

>>> Khám phá thêm các địa điểm độc đáo khác tại trang “Di sản Thế giới

spot_img

Must Read

Bài đọc nhiều

Bài mới nhất

Menu