Vai trò di sản thế giới đối với ngành du lịch

Hiện này, cả thế giới đang có 1.153 Di sản Thế giới và thật hãnh diện khi Việt Nam chúng ta cũng có 8 Di sản trong danh sách này. Các điểm đến được công nhận là Di sản thế giới không chỉ sẽ được khách du lịch chú ý và đến tham quan, thưởng thức đông hơn gấp nhiều lần mà còn là niềm tự hào của cả một quốc gia. Hãy cùng Dydaa tìm hiểu xem quá trình và ý nghĩa, vai trò di sản thế giới cũng như tầm quan trọng của việc này đối với ngành du lịch nhé!

Định nghĩa về Di sản thế giới và quá trình đề cử

“Di sản” có thể được định nghĩa theo nhiều cách. UNESCO đã chia các địa điểm thành ba loại cụ thể: ý nghĩa văn hóa, ý nghĩa thiên nhiênkết hợp cả hai điểm trên. Trong số hàng nghìn cái tên trong danh sách Di sản thế giới thì có một số địa điểm được yêu thích hơn cả: kim tự tháp Machu Picchu, các con kênh giữa thành phố Venice, hẻm núi Grand Canyon và quần thể Angkor Wat.

vai-tro-di-san-the-gioi-trong-nganh-du-lich
Giếng bậc thang Ấn Độ

 

Quá trình đề cử một điểm trở thành Di sản thế giới khá vất vả, tốn thời gian và kinh phí. Nhiều quốc gia đang phát triển có khá nhiều địa điểm có tầm quan trọng toàn cầu cũng như có thể đạt yêu cầu trở thành Di sản thế giới, nhưng họ không đủ nguồn lực để dành thời gian và tài chính nhằm thực hiện một chiến dịch dài hơi tốn kém.

>>> Những Di sản Thế giới mới nhất được UNESCO công nhận 2021

Một người đại diện của UNESCO đã trao đổi với CNN rằng: “Khoảng thời gian tối thiểu giữa việc đề cử và ghi nhận là hai năm, tuy nhiên trên thực tế thường mất nhiều thời gian hơn”. “Các quốc gia trước tiên phải ghi tên một địa điểm mà họ dự định đề cử vào danh sách dự kiến và đệ trình lên UNESCO. Sau đó, họ phải hoàn thành một hồ sơ đề cử trong đó phải có thông tin về các đặc điểm nổi bật, khác biệt của địa điểm này, các cơ chế quản lý cũng như bảo tồn đang được áp dụng cho địa điểm đó”

Việc một đề cử đã được gửi đi hoàn toàn không có nghĩa là cuộc hành trình được công nhận là Di sản thế giới đã kết thúc. Nhiều điểm đến không được ghi tên trong danh sách lần thử đầu tiên do một số vấn đề khách quan. UNESCO sẽ gửi lại các ghi chú hoặc đề xuất về cách cải thiện hồ sơ đề cử. Một số quốc gia có khả năng phải chờ đợi mòn mỏi trong danh sách những hồ sơ “đang được xem xét” trong nhiều năm liền.

Không phải ai cũng xem quá trình này là một ưu tiên. Một số chính phủ không thấy giá trị khi đề cử một địa điểm của họ để trở thành Di sản thế giới, trong khi những quốc gia giàu có hoặc đủ điều kiện hơn thì lại coi đây giống như là một cuộc chạy đua tìm kiếm huy chương vàng Olympic.

Giá trị của việc được PR một cách miễn phí

Nó được gọi là “Hiệu ứng của UNESCO” Theo lời của cô Maria Gravari-Barbas, điều phối viên của chương trình “Du lịch, Văn hóa, Phát triển” của UNESCO tại Sorbonne ở Paris, thương hiệu UNESCO có sức mạnh vô cùng to lớn, có thể đưa một điểm đến ít được biết đến lên một tầm cao mới với độ phủ rộng lớn hơn.

Chỉ với một thông báo từ UNESCO, một địa điểm trở thành Di sản Thế giới sẽ được quảng cáo miễn phí trên phạm vi toàn cầu. Hàng nghìn du khách sẽ biết đến một địa điểm độc đáo và ấn tượng ở một quốc gia mà họ có thể chưa bao giờ biết đến, sau đó đưa nó vào danh sách trong hành trình tiếp theo của họ sau những nỗ lực tìm kiếm các điểm đến mới. Và dĩ nhiên tiếp theo, khách du lịch sẽ kéo tới và mang tiền đến cho chính quyền địa phương nói riêng cũng như quốc gia sở hữu Di sản thế giới nói chung.

>>> Choáng ngợp với 20 Di sản Văn hóa Thế giới đầy ngoạn mục

“Vâng, rõ ràng là có sự khác biệt,” cô Maria trao đổi. “UNESCO rất nổi tiếng và có uy tín đối với khách du lịch”, đây là yếu tố quyết định cho việc tại sao khách du lịch chọn một điểm nghỉ dưỡng tiềm năng hơn một điểm nghỉ dưỡng họ đã chọn từ trước vì “Mọi người tìm kiếm trong danh sách”, và tất nhiên danh sách này có được sự chứng thực từ “thương hiệu” quốc tế.

Một trong những người luôn tìm kiếm điểm đến trong danh sách này là Michael Turtle, một blogger du lịch người Úc, anh đã đến thăm 322 Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.

Gravari-Barbas chỉ ra rằng với sự chứng nhận của UNESCO, các quốc gia sẽ cần đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng du lịch – tất cả những du khách tới đó sẽ cần nơi lưu trú, ăn uống cũng như các chỗ bán đồ lưu niệm mang tính địa phương.

Hiện nay có bao nhiêu Di sản thế giới trên toàn cầu?

Có 1.153 Di sản Thế giới nằm rải rác ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó bao gồm di sản Văn hóa, di sản Thiên nhiên và di sản Hỗn hợp. Với 58 di sản thế giới, Ý đã trở thành quốc gia đứng đầu trong danh sách của Unesco, theo sau đó là Trung Quốc với 56 di sản thế giới.

Vào năm 1978, các địa điểm nổi tiếng khác lần lượt được đưa vào danh sách như đền Taj Mahal của Ấn Độ, thành cổ Petra ở Jordan, công viên quốc gia Yellowstone tại Mỹ. Cũng có 1 di sản thế giới chạy qua 10 quốc gia đó chính là Vòng cung trắc đạc Struve, kéo dài từ Hammerfest ở Na Uy tới Biển Đen, có chiều dài trên 2.820 km.

>>> Tổng hợp 8 Di sản Thế giới ở Việt Nam

Các địa điểm nằm trong danh sách này của Unesco sẽ mang lại giá trị lớn về du lịch cũng như nằm trong sự bảo vệ của tổ chức uy tín hàng đầu thế giới này. Mỗi năm, Unesco sẽ tiếp tục ghi tên các địa điểm mới vào trong danh sách di sản thế giới.

Việt Nam có 8 di sản thế giới, bao gồm: Quần thể di tích cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An, Khu di tích đền tháp Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Quần thể danh thắng Tràng An – Ninh Bình (Ninh Bình).

Nguồn: CNN Travel

spot_img

Must Read

Bài đọc nhiều

Bài mới nhất

Menu